Cách ly xã hội để ngăn chặn lây lan dịch bệnh Covid-19
Tính
đến 9h30 phút ngày 01/4/2020, trên toàn thế giới có trên 200 quốc gia, vùng
lãnh thổ công bố có dịch bệnh viên đường hô hấp cấp CoVid-19, với 858.669 người
nhiễm bệnh, 42.151 người tử vong và 178.099 người được bình phục. Tại Việt Nam
có 212 người nhiễm bệnh, không có người tử vong và đã chữa khỏi bệnh được 58
người không còn dương tính với vi rút Corona, một chủng vi rút mới gây hội chứng
hô hấp cấp tính nặng 2 (SARS-CoV-2).
Hiện
nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới và nước ta đang diễn biến hết sức phức tạp,
khó lường, chưa có dấu hiệu dừng lại. Số ca dương tính với CoVid - 19 đang tăng
nhanh từng ngày và có nguy cơ cao lây nhiễm chéo trong cộng đồng. Dự báo, dịch
bệnh sẽ lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe
con người và kinh tế - xã hội của đất nước.
Ảnh: zingnews.vn. |
Trước
tình hình trên, ngày 31/3/2020 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký, ban
hành 16/CT-TTg, “về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19”.
Dư luận đánh giá, đây là một quyết định rất sáng suốt, đúng đắn được đông đảo
các gia tầng đồng tình ủng hộ rất cao. Với biện pháp quan trọng hàng đầu, có ý
nghĩa them chốt, quyết định trong thời điểm vàng chống dịnh CoVid 19 hiện nay,
đó là: “Cách ly toàn xã hội” trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm
2020 trên phạm vi toàn quốc.
Với nguyên tắc cách ly: Gia đình cách ly với
gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với
huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng
cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết
như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở
sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng
hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng
cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công
sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
Tại
cuộc họp thường kỳ hàng tháng của Chính phủ, sáng 01/4/2020, Thủ tướng đã nói
rõ: ““Cách ly xã hội” là một tình huống pháp lý không trái pháp luật để bảo vệ
sức khoẻ, tính mạng của nhân dân. Cách ly xã hội mang ý nghĩa là giữ khoảng cách
trong xã hội để đối phó với tình huống nguy hiểm, bùng phát dịch bệnh, giữ khoảng
cách người với người, cộng đồng với cộng đồng, không phải là ngăn cấm giao
thông, chưa phải phong toả xã hội mà chỉ hạn chế giao thông. Trong bối cảnh ấy,
chúng ta vẫn phải duy trì hàng hoá lưu thông, sản xuất an toàn, nhất là hàng
thiết yếu, vật tư y tế, hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt xuất khẩu bằng đường biển,
đường bộ vẫn bình thường. Bảo đảm làm việc tại nhà bình thường, chất lượng công
việc tốt, đặc biệt thời gian công việc. Trong Chỉ thị 16 vừa ban hành cũng đặt
vấn đề là có hiệu lực trong vòng 15 ngày, đây là khoảng “thời gian vàng” để hạn
chế tối đa việc lây nhiễm ra cộng đồng, vấn đề một số nước đã vấp phải”;
và “Nếu chúng ta không cương quyết việc
này thì hậu quả khôn lường đối với sức khoẻ, tính mạng của nhân dân”, Thủ tướng
nêu rõ.
Thủ
tướng Chính phủ yêu cầu toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện
pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy
đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với
các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng; người đứng
đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách
nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe,
an toàn cho người lao động.
Thủ
tướng Chính phủ đã chỉ đạo: Bộ Y tế, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội,
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phải thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn
lực và bằng mọi giải pháp xử lý triệt để các “ổ dịch” tại Bệnh viện Bạch Mai
(Hà Nội), Quán bar Buddha (thành phố Hồ Chí Minh); tranh thủ từng giờ, từng
phút để truy vết, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp
có nguy cơ, tiếp xúc với người bệnh, người qua lại “ổ dịch”; tiếp tục kêu gọi
người dân đã qua lại các “ổ dịch” này khai báo y tế và yêu cầu liên hệ để được
xét nghiệm. Yêu cầu Bộ Công an phối hợp với ngành y tế lập danh sách những người
liên quan đến các hoạt động của Công ty Trường Sinh có nguy cơ lây nhiễm để
theo dõi y tế, giám sát, cách ly, xử lý nhanh triệt để các nguồn lây dịch bệnh
…
Đối
với các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng
công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết
như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý
tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại
công sở; tăng cường tổ chức họp trực tuyến. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về
việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định
phòng, chống dịch tại công sở.
Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố chỉ đạo cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng. Hạn chế
tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng
việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt
vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm
cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở
nguyên vật liệu sản xuất.
Bộ
Y tế: Chỉ đạo các bệnh viện thực hiện các quy trình và quản lý chặt chẽ, tránh
lây nhiễm chéo trong bệnh viện; kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu kê khai y tế bắt buộc
đối với bệnh nhân, người nhà, người chăm sóc bệnh nhân; mỗi một bệnh nhân chỉ
được một người chăm sóc; dừng việc thăm bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Có quy định
chặt chẽ về tiếp nhận bệnh nhân, không để một cá nhân lây nhiễm làm ảnh hưởng đến
hoạt động của toàn bộ bệnh viện. Đề xuất cụ thể cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp trong nước sản xuất trang thiết bị, dụng cụ y tế, đặc biệt là máy thở,
máy theo dõi bệnh nhân, máy truyền dịch, máy lọc máu …
Tạm
thời đóng cửa các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ dành cho người qua lại từ 00 giờ
ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên tuyến biên giới với Lào và Campuchia. Kiểm soát
chặt chẽ việc nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế trên các tuyến biên giới đường
bộ; tất cả người nhập cảnh từ Lào, Campuchia đều phải cách ly tập trung 14
ngày.
Bộ
Quốc phòng chỉ đạo tổ chức, sắp xếp, mở rộng các cơ sở cách ly tập trung, tách
bạch các trường hợp mới cách ly và đang cách ly, không để lây chéo; tăng cường
quản lý đường mòn, lối mở trên các tuyến biên giới. Bộ Công an tăng cường chỉ đạo
việc bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, nhất là đối với vùng nông
thôn. Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu
khẩu trang vải; yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu
và triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh COVID-19. Các Bộ,
ngành, địa phương và các cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên
truyền ủng hộ chủ trương bảo vệ sức khỏe của nhân dân, chấn chỉnh một số báo rút
tít gây hoang mang, hiểu nhầm. Người chịu trách nhiệm phòng, chống dịch không
phát ngôn gây hoảng loạn trong nhân dân.
Với
mong muốn để Việt Nam chiến thắng đại dịch CoVid 19, thì mỗi cán bộ, đảng viên
và quần chúng nhân dân phải thực sự là một chiễn sỹ tiên phong trên mọi mặt trận
phòng, chống lại đại dịch này. Từng cá nhân cần phát huy vai trò, ý thức, trách
nhiệm, tinh thần yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, chung sức, đồng tâm chống dịch. Hãy
tự cách ly xã hội để kiểm soát không cho dịch bệnh lây lan. Muốn vậy, mỗi cá
nhân trước mắt phải có trách nhiệm với chính sức khoẻ, tính mạng của bản thân,
người thân trong gia đình mình và với những người xung quanh, trong cộng đồng
và toàn xã hội; thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ y tế,
các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương trong phòng, chống dịch; mọi
người hãy tạm ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết; ra đường
cần mang khẩu trang, không tụ tập quá hai người; khi trao đổi giao tiếp cần đảm
bảo khoảng cách hơn 2 mét; thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên,
để thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh; tập thói quan thường xuyên rửa tay bằng
xã phòng hoặc nước sát khuẩn; tự giác khai báo y tế, thông báo kịp thời với các
cơ sở y tế về tình hình sức khỏe của bản thân và người khác khi có các biểu hiện
nghi nhiễm bệnh Covid-19.
Nâng
cao nhận thức, thúc giục, cổ vũ hành động toàn xã hội đồng tâm chống dich, mỗi
cá nhân phải thật sự là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống đại dịch CoVid
19. Mọi người hãy tích cực đăng tải, chia sẻ, lan tỏa trên mạng xã hội các
thông điệp, khẩu hiệu tyên truyền cổ động, tạo làn sóng thông tin tích cực,
khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, lòng yêu nước, nghĩa đồng
bào, nhân rộng những hành động, nghĩa cử cao đẹp, cử chỉ thể hiện lòng nhân ái,
trách nhiệm xã hội, những hoạt động thiết thực, góp phần ủng hộ, động viên, đồng
hành cùng các lực lượng, cá nhân thầy thuốc, y bác sỹ, chiến sỹ đang ngày đêm
nơi tuyến đầu chống dịch vì sức khỏe của từng người dân, hạnh phúc của mỗi gia
đình, yên bình của xã hội, phồn vinh của dân tộc Việt Nam anh hùng. Chúng ta
hãy quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi sự lây lan của dịch Covid-19, tuyệt đối không tạo
tin đồn, tung tin giả, tin thất thiệt gây hoang mang dư luận, hãy chung sức, đồng
lòng cùng cả nước quyết thắng đại dịch Covid-19./.
Trần
Đình Hiệp,
Phó
trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai
Cách ly xã hội để ngăn chặn lây lan dịch bệnh Covid-19
Reviewed by Tây Nguyên mến yêu
on
19:38
Rating:
Không có nhận xét nào: