TÍNH HAI MẶT CỦA MẠNG XÃ HỘI
Ảnh Sưu tầm. |
Với
tốc độ phát triển “chóng mặt” của mạng xã hội, thông tin được chia sẻ nhanh
chóng, tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ, tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng đang đặt ra những thách thức an
ninh cần đặc biệt quan tâm.
Hiểu
một cách chung nhất, dịch vụ mạng xã hội hay thường được gọi tắt là mạng xã hội,
là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với
nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội
có những tính năng như chat (trò chuyện), gửi e-mail (thư điện tử), phim ảnh,
voice chat (trò chuyện bằng âm thanh hoặc hình ảnh), chia sẻ tài liệu, hình ảnh,
video, lập các blog (trang web cá nhân). Các dịch vụ này có nhiều cách để các
thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo nhóm (có cùng điểm chung về trường
học, địa phương…), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail, số điện thoại…),
dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), nghề
nghiệp, lĩnh vực quan tâm...
Ảnh Sưu tầm. |
Theo
vi.wikipedia, mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của
trang Classmate với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của
SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích… Nhưng
phải đến năm 2006, sự ra đời của Faceboook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống
mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình “Facebook Platform” cho phép
thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên
khác dùng.
Hiện
nay thế giới có nhiều mạng xã hội khác nhau, trong đó, những mạng xã hội có nhiều
người sử dụng có thể kể: Facebook (khoảng 2,2 tỉ người dùng), YouTube (1,9 tỉ),
WhatsApp (1,5 tỉ), Facebook Messenger (1,3 tỉ), WeChat (1,04 tỉ), Instagram (1
tỉ)…
Tại
Việt Nam, đến cuối năm 2019 đã có khoảng 360 mạng xã hội của tổ chức, doanh
nghiệp trong nước được cấp giấy phép và đang hoạt động. Với khoảng 60 triệu người
sử dụng mạng xã hội, chiếm 63% dân số và chủ yếu tập trung sử dụng các mạng xã
hội lớn như Facebook, YouTube, Zalo…
Facebook
vẫn là mạng xã hội được nhiều người Việt dùng nhất hiện nay, với khoảng 58 triệu
người, đưa Việt Nam đứng top 7 quốc gia có lượng người dùng Facebook đông đảo
nhất trên thế giới, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có 14 triệu tài khoản, đứng
top 6 thành phố có lượng người dùng Facebook đông nhất thế giới.
Không
kể các lợi ích về mặt kết nối bạn bè, kinh doanh hay giải trí…, ở góc độ nâng
cao nhận thức và năng lực cá nhân, đặc biệt là vấn đề tư tưởng của người dùng,
mạng xã hội có những tác dụng tích cực đáng kể, đó là:
Thứ
nhất, mở rộng một số quyền tự do cá nhân.
Đây
là một lợi ích có thể nói là rất quan trọng và cơ bản mà sự phát triển của mạng
xã hội đã giúp người sử dụng thể hiện ngày càng rõ nét. Người sử dụng có thể
bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về rất nhiều vấn đề trong xã hội, đặc biệt là
với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, về các vấn đề trong xã hội,
cả khen ngợi, phê bình lẫn phản biện, góp ý, đề xuất. Như vậy mạng xã hội đã
tác động đến việc mở rộng quyền tự do ngôn luận, gián tiếp thúc đẩy quyền tự do
báo chí, cũng như một số quyền tự do dân chủ khác. Mạng xã hội còn giúp người
dùng phát huy một số năng lực cá nhân, thông qua việc giới thiệu một số hoạt động,
kỹ năng, sở trường… của mình, nhờ đó có thể xây dựng được hình ảnh tích cực với
người khác hơn.
Thứ
hai, cập nhật tin tức, kiến thức, xu thế.
Một
số mạng xã hội có tính năng like (thích) trang, người đọc sẽ nhận được ngay những
thông tin cập nhật của trang mạng mình yêu thích hoặc quan tâm về các lĩnh vực,
nhờ đó có thể nhanh chóng cập nhật xu thế mới nhất của lĩnh vực hoặc vấn đề
mình yêu thích. Đồng thời, qua việc thực hiện chức năng chia sẻ (share) thông
tin, hình ảnh của những người trong danh sách bạn bè (friendlist) của mình, người
đọc có thể tiếp cận được những thông tin, kiến thức bổ ích mà có khi bản thân
không tự tìm kiếm được.
Thứ
ba, cải thiện và nâng cao một số kỹ năng sống.
Hiện
mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều các trang dạy các kỹ năng như ngoại ngữ,
nấu ăn, sửa chữa, giao tiếp, tâm lý, thể dục thể thao… để người sử dụng có thể
xem tham khảo, tự học và có thể học bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào mà không cần đến
lớp hay phải tốn học phí. Hoặc khi cần, nhiều người có thể nhờ bạn bè hỗ trợ
thông tin, kỹ năng, cách xử lý các tình huống cụ thể. Chính nhờ tham gia mạng
xã hội, chúng ta có thể học được nhiều kỹ năng cơ bản và cần thiết trong cuộc sống.
Thứ
tư, bày tỏ cảm xúc, chia sẻ cảm xúc và nắm bắt tâm trạng của nhiều người khác.
Bày
tỏ cảm xúc, tâm trạng, ý kiến… trong một số chừng mực nào đó là có lợi cho bản
thân, bởi ít nhiều góp phần giải tỏa được ức chế đồng thời có thể qua đó thông
báo cho bạn bè của mình biết tình trạng của mình để được nhận sự chia sẻ, giúp
đỡ… Đồng thời, khi biết được cảm xúc của người khác, mỗi người có thể bày tỏ
thái độ của mình, qua đó tạo sự đồng cảm, gắn kết với nhau nhiều hơn. Không chỉ
vậy, với nhà quản lý, việc nắm bắt được tâm trạng, suy nghĩ, quan điểm của người
khác, nhất là người trong phạm vi quản lý của mình, có thể phần nào hiểu được họ
đang biểu lộ như thế nào, từ đó bản thân có thể có điều chỉnh trong việc ban
hành các quyết định quản lý.
Thứ
năm, có khả năng tạo ra các trào lưu.
Trong
một số trường hợp đặc biệt nào đó, một cá nhân có thể tạo ra được sự quan tâm đặc
biệt của dư luận khi đưa một thông tin, hình ảnh nào đó trên trang mạng xã hội
của mình và tạo ra một dòng chủ lưu thông tin (xu thế) trong một thời điểm nhất
định (trend). Điều này có thể thúc đẩy công chúng (cả cộng đồng mạng lẫn người
không tham gia mạng xã hội) cùng tham gia xử lý một vụ việc, một vấn đề nào đó
(theo hướng tốt lẫn không tốt), đồng thời đưa người tạo ra trend đó trở nên nổi
tiếng (cả góc độ tích cực lẫn tiêu cực) mà một số người có thể tận dụng tham
gia nhiều hoạt động khác.
Những
lợi ích đó đối với cán bộ, đảng viên là rất tích cực không chỉ cho cá nhân từng
người mà còn cho cơ quan, tổ chức.
Bên
cạnh việc kết nối những người không tốt, bị mất thì giờ với nó, bị “nghiện”, bị
ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc một số phiền toái khác, mạng xã hội dĩ nhiên cũng
có những tác hại không nhỏ, đó là:
Thứ
nhất, tiếp cận những thông tin sai sự thật.
Ở
mạng xã hội, có thể nói là có đủ thông tin “thượng vàng hạ cám”. Bên cạnh nhiều
thông tin hay, bổ ích, đúng sự thật thì nạn tin giả (fake news) cũng rất nhiều.
Vì nhiều lý do, thông tin giả được tạo ra một cách có chủ đích hoặc vô ý, được
đưa đến những người đọc cả tin và chính họ góp phần phát tán thông tin đó lan rộng
mạnh hơn, xa hơn, có thể gây ra những nguy hại cho nhiều người. Trong một số
trường hợp, người tiếp nhận loại thông tin này nếu không thẩm định rõ ràng,
không thận trọng, có thể bị ảnh hưởng dẫn đến hoang mang, dao động về nhận thức,
tư tưởng.
Thứ
hai, bị dẫn dắt, lôi kéo.
Khi
vướng vào một trend nào đó không tích cực, người dùng có thể bị dẫn dắt để có
suy nghĩ và hành động sai trái, lệch chuẩn. Hoặc khi bị cảm xúc chi phối từ những
luận điệu, thông tin không đúng, người ta cũng có thể có thái độ sai lệch về một
vấn đề nào đó. Một số người hay “cả tin” nên đinh ninh rằng “không có lửa thì
sao có khói” nên tin những điều mình tiếp cận được và hành động theo sự tin tưởng
đó. Ở mạng xã hội, tâm lý đám đông lắm khi thúc đẩy người bị “lạc vào” và không
thoát ra được, dẫn đến có suy nghĩ và hành động theo đám đông kia mà không phải
trường hợp cũng đúng đắn, tích cực.
Thứ
ba, bị lừa đảo, lợi dụng.
Người
dùng mạng xã hội có thể bị chiếm tài khoản hoặc bị mạo danh để thực hiện hành
vi lừa đảo ngay với chính mình hay người thân, bạn bè của mình. Hoặc việc đưa
thông tin, hình ảnh cá nhân, gia đình lên mạng xã hội một cách thường xuyên
cũng có thể bị kẻ xấu lợi dụng thực hiện các ý đồ nào đó sai trái, kể cả về
chính trị (như tự dưng có tên ở các diễn đạt xấu, các “kiến nghị”, “thư ngỏ”
sai trái…).
Thứ
tư, dễ dẫn đến việc say sưa các giá trị ảo.
Một
số người dễ sa vào xu hướng “câu view”, “câu like” (luôn muốn có nhiều người
xem, nhiều người bày tỏ thái độ yêu thích…) và bất chấp mọi phương cách để tạo
ra các thông tin, hình ảnh càng được nhiều view, nhiều like càng tốt, kể cả chấp
nhận những hành động sai trái. Đôi khi, chỉ vì “những lời nói có cánh” trên mạng
xã hội mà có người dường như ra rời đời sống thực, bỏ qua các giá trị thực tế
(kiến thức, kỹ năng, các mối quan hệ thân tình, các giá trị mang tính chuẩn mực…).
Thứ
năm, thúc đẩy xu hướng bạo lực, chỉ trích.
Không
ít người dùng mạng xã hội hiện nay thích công kích người khác hoặc cổ vũ sự
công kích của người khác đối với cá nhân, tổ chức, thậm chí cả với Đảng và Nhà
nước. Dường như có một “não trạng” là khi viết trên mạng xã hội phải nói khác với
chủ trương, đường lối chung thì mới được coi là “tiến bộ”, “tích cực”. Bên cạnh
đó, một số người luôn có xu hướng thiếu trung thực trong đánh giá, nhận xét, lại
hay làm người phán xét, luôn tự nhận mình là đúng đắn, còn ý kiến của người
khác là sai trái…, dẫn đến trạng thái công kích nhau.
Ảnh Sưu tầm. |
Không phải chỉ có giới trẻ mới rơi vào các tác hại
này mà ngay cả cán bộ, đảng viên nếu không tỉnh táo vẫn có thể bị tác động và
trên thực tế đã có không ít người sử dụng mạng xã hội không tích cực, thậm chí
là lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các ý đồ sai trái. Một số nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng, ở nhóm người sử dụng mạng xã hội lớn tuổi và ít có kiến thức về
công nghệ thông tin, sự cả tin và chịu sự tác động của các tin giả, tin xấu lại
nhiều hơn nhóm người trẻ tuổi. Và trong trường hợp này, không loại trừ cán bộ,
đảng viên lớn tuổi nhưng ít có kinh nghiệm sử dụng mạng xã hội có thể trở thành
những người bị lợi dụng, bị tác động tiêu cực nhiều nhất, bên cạnh những cán bộ,
đảng viên trẻ tuổi có kỹ năng sử dụng mạng xã hội tốt nhưng lại có hạn chế về
kiến thức, nhận thức.
Thảo Nhiên
TÍNH HAI MẶT CỦA MẠNG XÃ HỘI
Reviewed by Tây Nguyên mến yêu
on
10:59
Rating:
Không có nhận xét nào: