MIẾU XÀ - TRUYỀN THUYẾT & LỊCH SỬ DI DỜI
" Ngang qua Miếu Xà nhớ chuyện ngày xưa
Tây Sơn phất cờ đoàn quân thần tốc"...
Qua đỉnh đèo An Khê chưa đầy vài cây số, cạnh quốc lộ 19 hướng về
thị xã, chúng ta gặp một ngôi miếu nho nhỏ, trầm mặc cạnh gốc cây Cầy cổ
thụ ( cây Kơ Nia) tỏa bóng mát, gốc rễ sần sù, minh chứng thời gian qua
bao biến thiên đất trời - đó là Miếu Xà thuộc địa phận thôn Thượng An,
xã Song An, An Khê.
Lần theo " Biên niên sử các sự kiện nhà Tây
Sơn" của Quách Tấn - Quách Giao và qua điền dã, ghi chép những năm trước
đây, rõ ràng Miếu Xà có liên quan 2 sự kiện khởi binh của anh em nhà TS
ở thế kỷ XVIII .
Một là : Truyền thuyết " Trảm xà khởi nghĩa" khi
xuất quân mùa thu năm Quý Tỵ 1773 của thủ lĩnh Nguyễn Nhạc tiến xuống
hạ nguồn đánh thành Quy Nhơn của chúa Nguyễn.
Đoàn quân xuống đến
đỉnh đèo, bỗng có con rắn to, thân đen như mun, mắt xanh tròn, miệng đỏ
như chậu máu từ trên cây cầy lao xuống cản đường. Tướng lĩnh, nghĩa
quân hoảng loạn và cho là điềm xấu, xin Nguyễn Nhạc lui ngày khởi binh.
Nguyễn Nhạc nhất quyết, rút gươm chém đứt đầu rắn, lấy máu tế cờ bên
gốc ké rồi cho nổi trống tiếp tục hành binh. Do vậy, thuyết này có câu "
Cây ké phất cờ, cây cầy gióng trống" - na ná theo chuyện Cao Hán Tổ (
tức Lưu Bang ) vị Hoàng Đế sáng lập ra triều Hán bên Tàu trước công
nguyên.
Truyền thuyết 2 : " Xà thần dâng Ô Long Đao ".Khi Ng.Nhạc
xuất binh, giao cho em Nguyễn Huệ cùng Võ Đình Tú, Bùi Thị Xuân ở lại
căn cứ TS thượng đạo tiếp tục mộ binh, huấn luyện và tích trữ quân
lương, chỉ xuất binh khi được lệnh thủ lĩnh Nguyễn Nhạc.
Hạ được
thành Quy Nhơn, chiếm vùng Phù Ly phía bắc, Ng Nhạc cho phép Nguyễn Huệ
xuất quân đánh thành Phú Yên. Khi đội quân Ng.Huệ xuống đỉnh đèo bỗng
có 2 con rắn đen tuyền, to khủng lao ra chắn đường, đội kỵ, tượng binh
và quân lính rối loạn đội hình. Vốn là chân tướng, Ng.Huệ xuống ngựa đến
xem sự thể ra sao.
Trông thấy cặp rắn, Ng. Huệ hạ bộ, chắp tay
kính cẩn khấn lời : " Nếu sơn thần, xà thần linh ứng, phù trợ chính
nghĩa anh em nhà TS thì mở đường cho quân đi, nếu phi nghĩa, bất thành
thì xin xà thần giết chết mình tôi. Tôi sẽ trả ba quân tướng sĩ trở về
ruộng đồng..."
Lời khấn xong, lập tức 2 rắn lạ quay đầu mở đường
về hạ đạo. Một con lao vào buội rậm, ngậm ra thanh Ô Long Đao, cán đen
dài, lưỡi sáng như ánh chớp, trao cho Ng.Huệ. Ng. Huệ lễ phép nâng thanh
đao hai tay và hứa với xà thần sẽ mang nó đến trận cuối cùng.
Rằng khi đánh thù trong, giặc ngoài ( Xiêm, Thanh ) ngọn đao này đã gắn
bó trong tay Ng.Huệ. Đến trận Ngọc Hồi, Đống Đa - xuân Kỷ Dậu 1789 quét
sạch quân Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi, tưởng nhớ rắn thần, Ng.Huệ cho lập
miếu đỉnh đèo thờ Sơn Thần, Xà Thần.
Miếu hiện vẫn còn bức thờ đại tự SƠN THẦN ngay giữa bàn thờ, và 2 câu đối, nói lên sự anh linh và thờ kính rắn thần :
"Thánh đức khả trừ tai hãn hạn
Thần thông năng tế khổ phù nguy"
Dịch thoát ý, rằng:
Bậc thánh nhân đức cứu trừ tai họa
Phép thần thông cứu khổ lúc lâm nguy .
Và : " Kiêm triêu khải tạo Thượng An từ/
Cổ tích anh linh xà mang tự "
Dịch thoát : - Thôn Thượng An khởi tạo ngôi miếu/ Di tích anh linh thờ rắn thần.
Đây là ngôi miếu duy nhất vùng An Khê không thờ các vị thần phổ biến
trong vùng ( Thiên Y A Na, Bạch Hổ, Bạch Mã, Cao Cát...) mà thờ Sơn Thần
và Xà Thần.
Rõ Miếu có liên quan 2 truyền thuyết xuất binh của ae nhà TS.
Với câu chuyện Ng.Nhạc (đã dẫn) thì theo tôi xưa nay chẳng ai thờ kẻ
cản đường bị giết chết, rồi cho lập miếu thờ. Tuy nhiên bia đá hiện tại
dùng thuyết này.
Chuyện " Xà thần dâng Ô Long Đao " cho Ng. Huệ (
đã dẫn ) là thuyết thuận thiên, ý nghĩa, nhân văn, hợp đạo lý dân tộc "
Uống nước, nhớ nguồn". Tuy nhiên không được khắc bia nơi Miếu Xà ?
Về lịch sử di dời ngôi miếu : Trong ký ức dân địa phương rằng : xưa
ngôi miếu chỉ thảo mộc bên đỉnh đèo đầy lau lách, không thuận cho đi lại
hương khói, vì xa khu dân cư. Khoảng đầu thế kỷ XX dân di dời lên trên
đèo và xây gạch lợp ngói ( đoạn trạm kiểm soát lâm sản và CSGT chốt hiện
nay).
Hằng năm có lễ cúng tế vào Quý Xuân - Thu, và dân xe tải,
xe khách qua lại đoạn này đều dừng xe, dâng hương, dâng lễ bởi sự tín
thiêng liêng ( nhất là xe xuống đèo).
Sau hơn nửa thế kỷ, ngôi
miếu bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Đến những năm 60 của thế kỷ
trước, một thương nhân quê Phú Phong, Tây Sơn, BĐ qua lại vùng An Khê
mua củi về cung cấp cho các lò gạch, ngói Phú Phong, phát tâm xây lại
ngôi miếu. Các bô lão thôn Thượng An đồng tình, làm lễ cáo triệt hạ và
di dời ngôi miếu lên cạnh dòng suối và có cây cầy cổ thụ như hiện nay.
Đây là địa điểm thứ 3 của Miếu Xà.
Thương nhân đó là bà Bùi Thị
Lang ( tục danh bà Sáu Khương ) quê thôn Phú Hiệp, nay thị trấn Phú
Phong, mẹ đẻ anh Khanh, trước công tác Hạt kiểm lâm An Khê, sau chi cục
trưởng kiểm lâm, rồi phó GĐ sở nông lâm nghiệp Gia Lai.
---------- 20.6.2020 ------
Thien Le
MIẾU XÀ - TRUYỀN THUYẾT & LỊCH SỬ DI DỜI
Reviewed by Tây Nguyên mến yêu
on
14:23
Rating:
Không có nhận xét nào: