NHẬN DIỆN ÂM MƯU LỢI DỤNG VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
Phát biểu tại Lễ kỷ
niệm 70 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (1948-2018), Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng khẳng định: “...trong lịch
sử phát triển hàng nghìn năm của dân tộc, văn học, nghệ thuật Việt Nam đã hun
đúc nên một truyền thống sâu sắc và độc đáo. Đó là nền văn học, nghệ thuật yêu
nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc, trở thành nguồn sức
mạnh nội sinh to lớn, góp phần trực tiếp vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước và
phát triển đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta
đã khẳng định văn hoá, văn học, nghệ thuật là một mặt trận quan trọng, một sức
mạnh đặc biệt của dân tộc trong công cuộc tự giải phóng mình...”. Do tầm quan trọng đặc biệt của văn học, nghệ thuật như
thế nên trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động cùng những phần
tử cơ hội luôn xác định đây là một trong những lĩnh vực trọng yếu để chống phá; là “mũi đột phá”, “thọc sâu” nhằm làm tan rã niềm tin,
gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, làm cho văn học, nghệ thuật của chúng ta đi chệch hướng
chính trị, thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng.
Các phương thức, thủ đoạn mà các thế lực thù địch, phản động thường sử dụng để chống phá là: Sử dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, các
diễn đàn công khai để xuyên tạc, bóp méo quan điểm, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước ta đối với lĩnh vực văn học - nghệ thuật và đội
ngũ văn nghệ sĩ. Chúng đẩy mạnh tuyên
truyền sai lệch về quan điểm, đường lối văn học, nghệ thuật của Đảng, rằng:
“đường lối văn nghệ của Đảng là cứng nhắc, ép buộc. Các tác phẩm phải chịu sự
kiểm duyệt chặt chẽ của Nhà nước”, “Sự độc đoán về tư tưởng đã bóp chết văn
học, nghệ thuật”, v.v. Đồng thời, chúng tán đồng, cổ vũ quan điểm “nghệ thuật
vị nghệ thuật”, đối lập văn nghệ với chính trị, bài xích văn học - nghệ thuật dưới sự lãnh đạo của Đảng
là văn nghệ phục vụ chính trị, minh họa cho đường lối chính trị của Đảng nên không
có giá trị, không có đỉnh cao, do đó không
có tác phẩm hay, ngang tầm thời đại. Chúng tập trung tuyên truyền thổi phồng những sai lầm của
Đảng, Nhà nước và một số cá nhân trong
các sự kiện, như: cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1953 – 1956); cải tạo tư sản ở
miền Nam sau 1975; đi sâu khai thác đời tư một số lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ anh hùng, vĩ nhân
của dân tộc; phủ định lịch sử, phủ định quá khứ, phủ định thành quả cách mạng, không
phân biệt tính chất chính nghĩa, phi nghĩa của chiến tranh; cổ vũ, hậu thuẫn sáng
tác các tác phẩm phản ánh những tiêu cực
trong xã hội, mặt trái của nền kinh tế thị trường v.v... Qua đó nhằm tuyên truyền xuyên tạc, làm dao động tư tưởng, lòng tin của cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân vào Đảng và chế độ. Cùng với việc tập trung xuyên tạc, “giải thiêng” một
số tác phẩm xuất sắc và một số tên tuổi lớn của văn học - nghệ thuật cách mạng Việt Nam,
các thế lực thù địch, phản động ra sức đề cao các tác phẩm của những văn nghệ sĩ cực đoan,
quá khích, cho rằng đây là “luồng gió mới” trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật
ở Việt Nam dũng cảm thoát ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Vì thế,
chúng tổ chức trao giải thưởng, trả nhuận
bút cao, khích lệ tính hám danh của một số văn nghệ sĩ, lôi kéo họ vào các hoạt
động chính trị và sáng tác bất lợi cho an ninh quốc gia và chế độ xã hội chủ
nghĩa ở nước ta; triệt để khai thác, thu thập những
bài viết, tác phẩm văn học - nghệ thuật có quan điểm nghệ thuật lệch lạc, bị
phê phán mạnh mẽ trong nước để đưa ra đăng tải, phát hành ở bên ngoài trên các
tạp chí, nhà xuất bản của các tổ chức phản động người Việt lưu vong; tổ chức cho một số văn nghệ sĩ ra nước ngoài tham quan, trao đổi,
biểu diễn, sáng tác… để thông qua đó tiếp cận, tuyên truyền, tác động tư tưởng,
thậm chí cài bẫy khống chế vào các hoạt động chống đối chế độ, xây dựng họ
thành những “ngọn cờ” trong giới văn nghệ sĩ, là những “hạt nhân” để phát triển “lực lượng dân chủ” trong nước...
Trong thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động đã tác động vào một bộ
phận đội ngũ các biên tập viên mảng văn hóa, văn nghệ của một số tạp chí, báo chí,
nhà xuất bản, đài phát thanh và truyền hình để có thể dễ dàng cho “ra mắt” các tác
phẩm phục vụ cho ý đồ của chúng. Chúng đã tác động vào một bộ phận cán bộ trong
một số hội chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật, thúc đẩy hoạt động của các hội này
xa rời sự lãnh đạo của Đảng, đi ngược lại định hướng của Đảng về văn học, nghệ thuật;
hoặc sa vào các hoạt động kinh tế đơn thuần, vô hiệu hóa tổ chức đảng, đoàn ở các
hội này. Chúng tác động vào một bộ phận cán bộ nghiên cứu, giảng dạy trong các trường
nghệ thuật, các trường đại học nhằm truyền bá các quan điểểm sai trái về văn học,
nghệ thuật. Đặc biệt là tác động vào một bộ phận làm sáng tác văn hóa, nghệ thuật,
nhất là các nhà văn, nhà phê bình nhằm cho ra đời những tác phẩm văn học không có
lợi cho cách mạng, nhưng phù hợp với ý đồ của chúng. Một số văn nghệ sĩ đã ăn phải
“bả độc”, lớn tiếng phụ họa, tuyên truyềền cho quan điểm của chúng, rằng: “Nhà văn
không quan tâm đến việc ai sẽ giữ chức vụ này nọ trong triều đình, không sùng bái
cá nhân, không ca ngợi chế độ chính trị, lãnh tụ”, “Thiên hướng của nhà văn là tự
do sáng tác, nhà văn phải được tự do tìm tổ chức của mình”! Thực chất là muốn tách
văn học, nghệ thuật khỏi chính trị cách mạng. Một số người còn đòi đổi tên “Hội
Nhà văn Việt Nam” thành “Nghiệp đoàn các nhà văn”; vận động thành lập
cái gọi là “Văn đoàn độc lập”; thậm chí một số nhà văn,
nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ đã thành lập hoặc tham gia các nhóm văn nghệ tự do nhằm
đối trọng với các hội văn học - nghệ thuật do Đảng lãnh đạo để sáng tác văn thơ có tư tưởng phản
động hoặc nội dung tầm thường, phản văn hóa, trái thuần phong mỹ tục...
Ảnh minh họa. Nguồn vov.vn. |
Trên địa bàn Gia Lai, trong những năm
qua, hoạt động của đội ngũ văn nghệ sĩ đã có những chuyển
biến tích cực, nhất là sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 16/6/2008
của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây
dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong
thời kỳ mới; 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội
Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh lần thứ V (nhiệm kỳ 2014-2019). Tác phẩm văn học-nghệ
thuật ngày càng phong phú, đa dạng, phản ánh chân thật cuộc sống lao động sáng
tạo của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kịp thời biểu dương những tiến bộ, tích
cực và đấu tranh phê phán các thói hư, tật xấu và tiêu cực xã hội, góp phần xây
dựng nền tảng tinh thần xã hội, bồi dưỡng, giáo dục con người mới, thúc đẩy
kinh tế - xã hội phát triển. Quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ được tôn trọng,
không khí dân chủ được mở rộng. Hoạt động của các tổ chức Hội đã góp phần tập hợp,
động viên, tạo điều kiện để hội viên, văn nghệ sĩ lao động, sáng tạo nhiều tác
phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật. Tuy nhiên,
vẫn có tình trạng một vài văn nghệ sĩ tuy chưa thể
hiện rõ tư tưởng chống đối nhưng thường xuyên có những bài viết, chia sẻ, bình
luận “phản cảm” về các vấn đề xã hội trên trang cá nhân với thái độ chính trị
mơ hồ, lưng chừng… đã gây ảnh hưởng không tốt...
Cuộc chiến đấu chống quan điểm sai trái, thù địch
trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và rất quyết
liệt. Các thế lực thù địch, những phần tử bất mãn, phản động đang từng ngày, từng
giờ, bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn ngày càng hiểm độc, tinh vi tấn công vào văn học,
nghệ thuật-lĩnh vực nhạy cảm và tinh tế của văn hóa. Thực tế đó đòi hỏi những người
làm công tác văn học, nghệ thuật với tư cách là những chiến sĩ trên mặt trận tư
tưởng-văn hóa phải không ngừng tu dưỡng, học tập đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, rèn luyện bản lĩnh và tư tưởng vững vàng; kiên
quyết, kiên trì học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát
huy đầy đủ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của mình trong sáng tạo, sáng
tác tác phẩm văn học, nghệ thuật. Bên cạnh đó, thiết nghĩ các cấp ủy đảng, chính
quyền, các hội chuyên ngành văn học, nghệ
thuật cần tăng cường hơn nữa các giải pháp đoàn kết, tập hợp, tạo điều kiện để văn nghệ sĩ hoạt động tâm huyết,
hiệu quả; cổ vũ sáng tạo, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa, tạo môi
trường cho hội viên, văn nghệ sĩ sáng tạo nhiều tác
phẩm có giá trị cao về nghệ thuật và tư tưởng; ngăn chặn, đẩy lùi các tiêu cực, lệch lạc sai trái
trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật...
Nguyễn Quang Cường
Trưởng
phòng TT-BC-VHVN
NHẬN DIỆN ÂM MƯU LỢI DỤNG VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
Reviewed by Tây Nguyên mến yêu
on
00:32
Rating:
Không có nhận xét nào: